Sinh nhật 1 năm FUNiX – Khi hảo hán khắp giang hồ luận bàn IT

Đại hội xMen FUNiX – Khi hảo hán khắp giang hồ luận bàn IT

Sự kiện

Tối 22/11, FUNiX kỷ niệm 1 năm thành lập, đồng thời tri ân các mentor – Những người thầy thật đặc biệt tại FUNiX. Rất ít những “người thầy” – mentor tại đây có nghiệp vụ sư phạm theo cách hiểu cũ, mà đều là những chuyên gia, những nhân sự xuất sắc trong ngành công nghệ phần mềm tại các đơn vị công nghệ lớn. Sự kiện này đã quy tụ nhiều nhân vật lớn trong làng công nghệ Việt Nam như ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT, ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Software; ông Hoàng Tô, Chủ tịch hội đồng quản trị Tinh Vân Group…

Phong cách cổ trang báo hiệu nhiều nội dung hấp dẫn phía sau. Ảnh: Cán bộ FUNiX chụp hình cùng Chủ tịch Trương Gia Bình
Phong cách cổ trang báo hiệu nhiều nội dung hấp dẫn phía sau. Ảnh: Cán bộ FUNiX chụp hình cùng Chủ tịch Trương Gia Bình

Ông Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập FUNiX có những chia sẻ tâm huyết về vai trò quan trọng của những nhân sự công nghệ cấp cao: Khi làm FUNiX, tôi luôn nghĩ đến tư tưởng của Hồ Chí Minh. Ngày 22/06 khi Phát xít Đức tiến vào Paris, cụ lập tức nói với các anh em đồng chí cách mạng phải về Việt Nam ngay vì thời cơ đã tới. Các đồng sự khác đã hỏi lại Bác làm thế nào để khởi nghĩa bây giờ ? Bác đã trả lời rằng: Việc chúng ta là huy động quần chúng. Và khi họ đứng lên họ sẽ tự tìm gậy.

Cha đẻ FUNiX - Thầy Nguyễn Thành Nam
Cha đẻ FUNiX – Thầy Nguyễn Thành Nam

Câu chuyện giáo dục cũng vậy. Khi làm FUNiX tôi đã gặp rất nhiều vấn đề: Không biết Mentor dạy dỗ sinh viên thế nào khi không phải là “thầy” ? Làm sao kết nối được họ ? Một năm vừa qua FUNiX hoạt động được là nhờ sáng kiến và sáng tạo không ngừng nghỉ của các bạn đang làm nghề thật sự. Khi Wiki ra đời đã chịu nhiều dèm pha nhưng thực tế chứng minh nó là kho tàng tri thức nhân loại. Mentor FUNiX – những cá nhân xuất sắc trong ngành là người tạo nên những thay đổi đó. Mỗi người một phương pháp, tổng hợp lại chắc chắn chúng ta sẽ có phương pháp tốt” Hiện tại, FUNiX có hơn 500 mentor – các chuyên gia công nghệ hàng đầu luôn hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập.

Khẳng định sự quan trọng Công nghệ thông tin trong thế kỷ này, chủ tịch Trương Gia Bình – người luôn cổ vũ cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 chia sẻ: “Tôi cũng như các lãnh đạo cùng thế hệ luôn ấp ủ, đau đáu nỗi niềm làm sao để Việt Nam nở mày nở mặt với năm châu, và chúng tôi luôn nỗ lực bằng mọi cách. Tôi cho rằng Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là một cơ hội lớn. Tôi muốn nói một câu duy nhất là: Cuộc cách mạng này cho các nước tham gia một cơ hội lớn là  bắt đầu trên cùng một vạch. Ta đã bỏ qua 3 cuộc rồi, chỉ còn cuộc này nữa thôi, nếu lỡ sẽ không còn cơ hội nào hết. Dân tộc ta đang rất trẻ, và dường như đây là cơ hội cuối cùng. Có bắt được cơ hội này không tùy thuộc vào nguồn nhân lực, và  trong tin học chia khóa sẽ ở IoT.”

 Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ với các xMen FUNiX
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ với các xMen FUNiX

Theo đó, ông Bình đặc biệt tin rằng IoT sẽ là thứ chiếm lĩnh thế giới công nghệ trong thời gian tới và hi vọng FUNiX có thể xây dựng chương trình đào tạo cập nhật nhanh nhất mảng kiến thức này.

Tại sự kiện, các chuyên gia công nghệ đều khẳng định tương lai đầy hứa hẹn của ngành công nghệ Việt Nam và sự cần thiết đến cấp bách một lực lượng nhân sự công nghệ phần mềm thật sự có chuyên môn, được đào tạo trong thực tiễn công việc và có tác phong làm việc hiện đại.

“Thầy làm gì thì dạy đó, trường mới ra hồn”

Nhạc sỹ Trương Qúy Hải – Tác giả ca khúc “Hà Nội mùa này vắng những con mưa” cùng nhiều sáng tác khác, một nhân vật gắn liền với FPT, cũng là một phụ huynh của FUNiX cho rằng: Tôi tin là chỉ có mấy trường đại học sau là “ra hồn”: Đại học Y nơi thầy thuốc dạy sinh viên muốn thành thầy thuốc;  Học viện Âm Nhạc nơi nhạc sĩ dạy sinh viên muốn thành nhạc sĩ, ca sĩ dạy sinh viên muốn thành ca sĩ; trường Mỹ thuật nơi họa sĩ dạy sinh viên muốn thành họa sĩ, và FUNiX – nơi kỹ sư phần mềm dạy sinh viên muốn thành kỹ sư phần mềm. Thầy dạy cái gì, bản thân thầy phải làm và làm tốt đã mới nên hồn dạy. Vì thế, tôi gửi con vào học ở đây, như một món quà dành tặng con gái thông minh, chăm chỉ và ham học của mình. Cháu học rất say mê và yêu thích việc học hơn.”

Thầy Nguyễn Thành Nam và nhạc sỹ Trương Qúy Hải
Thầy Nguyễn Thành Nam và nhạc sỹ Trương Qúy Hải

Là một nhạc sỹ, bác cũng đã hát tặng Đại hội

Nhiều nhận xét thẳng thắn về các mô hình đào tạo công nghệ tại Việt Nam

Với không khí kỷ niệm đậm chất “Lương Sơn Bạc”, sinh nhật 1 năm FUNiX đã được chính các anh tài giới công nghệ tổ chức thành một cuộc “luận kiếm” giữa các “bang phái” – những đơn vị đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam hiện nay như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học FPT, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông và FUNiX.

Theo đó, với phong cách hóm hỉnh, các kỹ sư, chuyên gia công nghệ đang làm việc trong ngành đã lần lượt đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của 5 “bang phái” này:

Anh Bùi Quang Hiếu – Leader dự án tại FPT Software cho rằng tại Bách khoa sinh viên có đầu vào tốt, học nhiều nhưng chương trình học quá nặng và còn nhiều bất cập trong mô hình, lãnh đạo.

IMG_0108

Mentor Nguyễn Viết Hiền, tốt nghiệp Đại học Bách khoa và có bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh tại FTU khi nhận xét về Đại học Công nghệ – ĐHQGHN rằng sinh viên chăm chỉ nhưng chương trình đào tạo nhiều môn không liên quan, không có tác dụng.

Trong khi đó, chị Hoàng Thị Thu Hương hiện đang là Vice President tại Đại học FPT cho rằng mô hình đào tạo ở đây quá “quái chiêu” khi “ốp” nguyên chương trình tiếng Anh cũng như giáo trình, slide tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam. Hệ quả là giáo sư, giảng viên ở đây nhàn quá hóa “lười”.

Anh Phạm Trung Hải đến từ Công ty sáng tạo FPT toàn cầu, phụ trách tuyển dụng cho rằng Học viện Bưu chính viễn thông luôn trong tình cảnh “lao đao” vì đổi chủ, sinh viên chăm, ngoan nhưng quá… hiền, giảng viên ít kinh nghiệm thực chiến nên không chỉ dạy nhiều; sinh viên học quá nhiều nhưng kiến thức thực tế để dùng vào công việc thì manh mún, ngại giao tiếp và teamwork…

Câu chuyện tại FUNiX là sinh viên chủ động học, thầy không chủ động dạy và chỉ xuất hiện khi được hỏi. Nhược điểm là sinh viên FUNiX  nhiều bạn “tự kỷ”, teamwork hơi kém do phát triển việc tự học.

“FUNiX có một bầu trời sao, sáng hay không là do mọi người nhìn vào nó”

Kết thúc màn “luận kiếm”, anh Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh:  Thực tế cái bất cứ ai đi học cũng mong muốn là nghề nghiệp. Môn học chỉ là phương tiện. Và việc học thành công hay không đến từ việc bạn có chủ động và môi trường xung quanh có thuận lợi cho việc học hay không.

“Các trường đại học nổi tiếng trên thế giới thường khoe các “ngôi sao” là những giáo sư và giải Nobel… quan điểm của FUNiX là chúng ta không có một ngôi sao mà cả một bầu trời sao. Sáng hay không là ng ta có nhìn vào hay không, ai quan tâm đến đâu thì sáng đến đấy. Cả bầu trời sẽ đẹp rực rỡ chứ không chỉ là độc tôn của mặt trời.  Nếu làm đc điều đó thì sẽ thành công, và chúng ta đang từng bước làm được với hơn 500 chuyên gia công nghệ quy tụ, hơn 200 trong số đó đang ngày ngày sát cánh cùng sinh viên”.

IMG_0125

FUNiX là trường đầu tiên tại Việt Nam đào tạo kỹ sư phần mềm trực tuyến, trực thuộc khối giáo dục FPT. Sinh viên không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp… đều có cơ hội theo đuổi ngành công nghệ phần mềm. Trường áp dụng hình thức học tập Online trên hệ thống, sinh viên trong quá trình học nhận được sự hỗ trợ của Mentor khi gặp khó khăn. Với phương châm “học nhanh kiếm tiền sớm”, lấy việc tự chủ của người học làm nền tảng, đồng thời có phương pháp giáo dục khác biệt và thực tiễn, mới thành lập 1 năm nhưng  FUNiX  đã có 1000 sinh viên đến từ 13 quốc gia khác nhau, nhận được sự tin tưởng, đồng hành của sinh viên cũng như những phản hồi tích cực của xã hội.

Mai Phương

 

Bình luận

Đại hội xMen FUNiX – Khi hảo hán khắp giang hồ luận bàn IT

Sự kiện

Tối 22/11, FUNiX kỷ niệm 1 năm thành lập, đồng thời tri ân các mentor – Những người thầy thật đặc biệt tại FUNiX. Rất ít những “người thầy” – mentor tại đây có nghiệp vụ sư phạm theo cách hiểu cũ, mà đều là những chuyên gia, những nhân sự xuất sắc trong ngành công nghệ phần mềm tại các đơn vị công nghệ lớn. Sự kiện này đã quy tụ nhiều nhân vật lớn trong làng công nghệ Việt Nam như ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT, ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Software; ông Hoàng Tô, Chủ tịch hội đồng quản trị Tinh Vân Group…

Phong cách cổ trang báo hiệu nhiều nội dung hấp dẫn phía sau. Ảnh: Cán bộ FUNiX chụp hình cùng Chủ tịch Trương Gia Bình
Phong cách cổ trang báo hiệu nhiều nội dung hấp dẫn phía sau. Ảnh: Cán bộ FUNiX chụp hình cùng Chủ tịch Trương Gia Bình

Ông Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập FUNiX có những chia sẻ tâm huyết về vai trò quan trọng của những nhân sự công nghệ cấp cao: Khi làm FUNiX, tôi luôn nghĩ đến tư tưởng của Hồ Chí Minh. Ngày 22/06 khi Phát xít Đức tiến vào Paris, cụ lập tức nói với các anh em đồng chí cách mạng phải về Việt Nam ngay vì thời cơ đã tới. Các đồng sự khác đã hỏi lại Bác làm thế nào để khởi nghĩa bây giờ ? Bác đã trả lời rằng: Việc chúng ta là huy động quần chúng. Và khi họ đứng lên họ sẽ tự tìm gậy.

Cha đẻ FUNiX - Thầy Nguyễn Thành Nam
Cha đẻ FUNiX – Thầy Nguyễn Thành Nam

Câu chuyện giáo dục cũng vậy. Khi làm FUNiX tôi đã gặp rất nhiều vấn đề: Không biết Mentor dạy dỗ sinh viên thế nào khi không phải là “thầy” ? Làm sao kết nối được họ ? Một năm vừa qua FUNiX hoạt động được là nhờ sáng kiến và sáng tạo không ngừng nghỉ của các bạn đang làm nghề thật sự. Khi Wiki ra đời đã chịu nhiều dèm pha nhưng thực tế chứng minh nó là kho tàng tri thức nhân loại. Mentor FUNiX – những cá nhân xuất sắc trong ngành là người tạo nên những thay đổi đó. Mỗi người một phương pháp, tổng hợp lại chắc chắn chúng ta sẽ có phương pháp tốt” Hiện tại, FUNiX có hơn 500 mentor – các chuyên gia công nghệ hàng đầu luôn hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập.

Khẳng định sự quan trọng Công nghệ thông tin trong thế kỷ này, chủ tịch Trương Gia Bình – người luôn cổ vũ cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 chia sẻ: “Tôi cũng như các lãnh đạo cùng thế hệ luôn ấp ủ, đau đáu nỗi niềm làm sao để Việt Nam nở mày nở mặt với năm châu, và chúng tôi luôn nỗ lực bằng mọi cách. Tôi cho rằng Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là một cơ hội lớn. Tôi muốn nói một câu duy nhất là: Cuộc cách mạng này cho các nước tham gia một cơ hội lớn là  bắt đầu trên cùng một vạch. Ta đã bỏ qua 3 cuộc rồi, chỉ còn cuộc này nữa thôi, nếu lỡ sẽ không còn cơ hội nào hết. Dân tộc ta đang rất trẻ, và dường như đây là cơ hội cuối cùng. Có bắt được cơ hội này không tùy thuộc vào nguồn nhân lực, và  trong tin học chia khóa sẽ ở IoT.”

 Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ với các xMen FUNiX
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ với các xMen FUNiX

Theo đó, ông Bình đặc biệt tin rằng IoT sẽ là thứ chiếm lĩnh thế giới công nghệ trong thời gian tới và hi vọng FUNiX có thể xây dựng chương trình đào tạo cập nhật nhanh nhất mảng kiến thức này.

Tại sự kiện, các chuyên gia công nghệ đều khẳng định tương lai đầy hứa hẹn của ngành công nghệ Việt Nam và sự cần thiết đến cấp bách một lực lượng nhân sự công nghệ phần mềm thật sự có chuyên môn, được đào tạo trong thực tiễn công việc và có tác phong làm việc hiện đại.

“Thầy làm gì thì dạy đó, trường mới ra hồn”

Nhạc sỹ Trương Qúy Hải – Tác giả ca khúc “Hà Nội mùa này vắng những con mưa” cùng nhiều sáng tác khác, một nhân vật gắn liền với FPT, cũng là một phụ huynh của FUNiX cho rằng: Tôi tin là chỉ có mấy trường đại học sau là “ra hồn”: Đại học Y nơi thầy thuốc dạy sinh viên muốn thành thầy thuốc;  Học viện Âm Nhạc nơi nhạc sĩ dạy sinh viên muốn thành nhạc sĩ, ca sĩ dạy sinh viên muốn thành ca sĩ; trường Mỹ thuật nơi họa sĩ dạy sinh viên muốn thành họa sĩ, và FUNiX – nơi kỹ sư phần mềm dạy sinh viên muốn thành kỹ sư phần mềm. Thầy dạy cái gì, bản thân thầy phải làm và làm tốt đã mới nên hồn dạy. Vì thế, tôi gửi con vào học ở đây, như một món quà dành tặng con gái thông minh, chăm chỉ và ham học của mình. Cháu học rất say mê và yêu thích việc học hơn.”

Thầy Nguyễn Thành Nam và nhạc sỹ Trương Qúy Hải
Thầy Nguyễn Thành Nam và nhạc sỹ Trương Qúy Hải

Là một nhạc sỹ, bác cũng đã hát tặng Đại hội

Nhiều nhận xét thẳng thắn về các mô hình đào tạo công nghệ tại Việt Nam

Với không khí kỷ niệm đậm chất “Lương Sơn Bạc”, sinh nhật 1 năm FUNiX đã được chính các anh tài giới công nghệ tổ chức thành một cuộc “luận kiếm” giữa các “bang phái” – những đơn vị đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam hiện nay như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học FPT, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông và FUNiX.

Theo đó, với phong cách hóm hỉnh, các kỹ sư, chuyên gia công nghệ đang làm việc trong ngành đã lần lượt đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của 5 “bang phái” này:

Anh Bùi Quang Hiếu – Leader dự án tại FPT Software cho rằng tại Bách khoa sinh viên có đầu vào tốt, học nhiều nhưng chương trình học quá nặng và còn nhiều bất cập trong mô hình, lãnh đạo.

IMG_0108

Mentor Nguyễn Viết Hiền, tốt nghiệp Đại học Bách khoa và có bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh tại FTU khi nhận xét về Đại học Công nghệ – ĐHQGHN rằng sinh viên chăm chỉ nhưng chương trình đào tạo nhiều môn không liên quan, không có tác dụng.

Trong khi đó, chị Hoàng Thị Thu Hương hiện đang là Vice President tại Đại học FPT cho rằng mô hình đào tạo ở đây quá “quái chiêu” khi “ốp” nguyên chương trình tiếng Anh cũng như giáo trình, slide tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam. Hệ quả là giáo sư, giảng viên ở đây nhàn quá hóa “lười”.

Anh Phạm Trung Hải đến từ Công ty sáng tạo FPT toàn cầu, phụ trách tuyển dụng cho rằng Học viện Bưu chính viễn thông luôn trong tình cảnh “lao đao” vì đổi chủ, sinh viên chăm, ngoan nhưng quá… hiền, giảng viên ít kinh nghiệm thực chiến nên không chỉ dạy nhiều; sinh viên học quá nhiều nhưng kiến thức thực tế để dùng vào công việc thì manh mún, ngại giao tiếp và teamwork…

Câu chuyện tại FUNiX là sinh viên chủ động học, thầy không chủ động dạy và chỉ xuất hiện khi được hỏi. Nhược điểm là sinh viên FUNiX  nhiều bạn “tự kỷ”, teamwork hơi kém do phát triển việc tự học.

“FUNiX có một bầu trời sao, sáng hay không là do mọi người nhìn vào nó”

Kết thúc màn “luận kiếm”, anh Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh:  Thực tế cái bất cứ ai đi học cũng mong muốn là nghề nghiệp. Môn học chỉ là phương tiện. Và việc học thành công hay không đến từ việc bạn có chủ động và môi trường xung quanh có thuận lợi cho việc học hay không.

“Các trường đại học nổi tiếng trên thế giới thường khoe các “ngôi sao” là những giáo sư và giải Nobel… quan điểm của FUNiX là chúng ta không có một ngôi sao mà cả một bầu trời sao. Sáng hay không là ng ta có nhìn vào hay không, ai quan tâm đến đâu thì sáng đến đấy. Cả bầu trời sẽ đẹp rực rỡ chứ không chỉ là độc tôn của mặt trời.  Nếu làm đc điều đó thì sẽ thành công, và chúng ta đang từng bước làm được với hơn 500 chuyên gia công nghệ quy tụ, hơn 200 trong số đó đang ngày ngày sát cánh cùng sinh viên”.

IMG_0125

FUNiX là trường đầu tiên tại Việt Nam đào tạo kỹ sư phần mềm trực tuyến, trực thuộc khối giáo dục FPT. Sinh viên không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp… đều có cơ hội theo đuổi ngành công nghệ phần mềm. Trường áp dụng hình thức học tập Online trên hệ thống, sinh viên trong quá trình học nhận được sự hỗ trợ của Mentor khi gặp khó khăn. Với phương châm “học nhanh kiếm tiền sớm”, lấy việc tự chủ của người học làm nền tảng, đồng thời có phương pháp giáo dục khác biệt và thực tiễn, mới thành lập 1 năm nhưng  FUNiX  đã có 1000 sinh viên đến từ 13 quốc gia khác nhau, nhận được sự tin tưởng, đồng hành của sinh viên cũng như những phản hồi tích cực của xã hội.

Mai Phương

 

Bình luận

Sự kiện liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!