Khám phá ý tưởng hai đội Hackathon FUNiX | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Khám phá ý tưởng hai đội Hackathon FUNiX

Tin tức 17/05/2018

Tám thành viên của hai đội chơi FUNiX đến từ nhiều tỉnh/thành khác nhau nhưng lại có chung một ý tưởng mang đến cuộc thi FPT Hackathon 2018 những ứng dụng công nghệ giúp cải thiện cuộc sống.

Sau vòng lọc ý tưởng và vòng codefights đầy gay cấn diễn ra trong suốt bốn giờ đồng hồcủa cuộc thi Hackathon, hai đội chơi của FUNiX  Bộ tứ codefight với ý tưởng về Ứng dụng theo dõi chỉ số sinh tồn”đội Olaf với “Áp dụng IoT cho nhà trồng nấm rơm” đã lọt vào vòng trong với lợi thế từ những ý tưởng độc đáo nhưng không kém phần thiết thực. 

Xuất phát từ chính công việc thường ngày của mình, đội trưởng Vũ Đăng Nhân – cán bộ y tế huyện Văn Bản tỉnh Lào Cai đã nảy ra ý tưởng tạo ra “Ứng dụng theo dõi và quản lý các chỉ số sinh tồn từ xa (Fx04)”. Chàng y sĩ tâm huyết với nghề chia sẻ: “Từ những lần quan sát thực tế tại các bệnh viên, mình thấy ở đây được trang bị rất nhiều máy Monitor – máy đo các chỉ số sinh tồn của con người, có cổng kết nối COM với máy tính nhưng gần như chưa được dùng tới do Hệ thống dây phức tạp, vướng víu. Điều này gây ra sự lãng phí vì máy móc chưa phát huy được hết công dụng của nó để phục vụ cho con người” Ấp ủ ý tưởng cho đến ngày nhận được thông tin cuộc thì Hackathon từ chính ngôi trường trực tuyến mình đang theo học. Nghĩ là làm, Nhân tập hợp “đồng đội” và đăng ký tham gia.

Các chàng trai đến từ Bộ tứ codefight cho biết hiện đang tập trung cho khâu “thực tế hóa” ý tưởng. Các bạn sẽ lắp đặt thêm một thiết bị kích cỡ nhỏ như chiếc điện thoại phía sau máy Monitor cho phép gửi thông tin dữ liệu từ đó sang máy tính chủ qua kết nối không dây. “Chi phí để nâng cấp những máy Monitor này chỉ từ vài trăm ngàn/một máy”, Đăng Nhân (Lào Cai) cho biết.

thành viên trong nhóm Ứng dụng các chỉ số sinh tồn thi Hackathon
Đội hình ra quân “hùng hậu” của nhóm “Ứng dụng theo dõi chỉ số sinh tồn” – Ảnh Đăng Nhân

Về nguyên lý hoạt động, Nguyễn Văn Duy (Hà Nội) – một thành viên trong nhóm hồ hởi chia sẻ: “Nhóm mình sẽ xây dựng ứng dụng này trên máy tính chủ tại buồng trực của các y bác sĩ giúp họ tiện theo dõi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân trên một giao diện đơn giản, dễ nhìn, có báo động khi những thông số thay đổi bất thường”.

“Việc cài đặt ứng dụng Fx04 trên máy tính cũng giúp théo dõi lịch sử diễn biến bệnh để từ đó có thể đưa ra những phân tích, tiên lượng và phương pháp điều trị phù hợp”, Đăng Nhân cho biết thêm.

Về phía Mentor hướng dẫn, anh Cao Văn Việt – Project Manager, FPT Software đánh giá “Ứng dụng này không còn quá xa lạ ở nước ngoài. Tuy nhiên anh hy vọng các bạn đội Đăng Nhân sẽ có những cải tiến mới phù hợp với điều kiện thực tế tại nước mình”

Các thành viên trong đội đang tích cực chuẩn bị cho vòng Thuyết trình ý tưởng. Hiện mỗi thành viên trong đội đang phụ trách một mảng: Đăng Nhân đội trưởng giám sát chung, Phạm Khánh Huy (Tuy Hòa) phụ trách mảng lập trình Arduino, Nguyễn Văn Duy (Hà Nội) đảm nhiệm thiết kế lắp ráp bộ phát wifi và đầu nối vi mạch, Nguyễn Hoàng Long (Hải Phòng) – thành viên nhỏ tuổi nhưng tích cực nhất thì nhận trách nhiệm thiết kế mô hình demo và giao diện ứng dụng.

Bên phía đội Olaf, bốn thành viên bao gồm đội trưởng Nguyễn Vũ Minh Nguyên (KonTum), Trần Thanh Tinh (Cần Thơ), Phạm Minh Hùng và Võ Tiến Công (HCM) cũng đang ráo riết chuẩn bị cho khâu “thực tế hóa” ý tưởng.

Là người có khá nhiều kinh nghiệm về nông nghiệp nói chung  và nấm nói riêng, qua những lần quan sát vườn nấm của nhà hàng xóm Minh Nguyên đã nảy ra ý tưởng “trồng nấm theo nền công nghệ 4.0”.

xTer Phạm Minh Hùng – một thành viên tích cực trong đội cũng cho biết: “Nhóm sẽ sử dụng những máy tính nhỏ kết hợp với các cảm biến như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng giúp cho người dùng có thể dễ dàng theo dõi tình trạng môi trường và đưa ra những giải pháp hữu hiệu như thiết lập thời gian tưới, thời gian chiếu sáng thông qua smartphone”.

thành viên đội "áp dụng iot cho nhà trồng nấm rơm"
xTer Phạm Minh Hùng – thành viên đội “Áp dụng IoT vào nhà trồng nấm rơm” tham gia Hackathon 2018 với tâm lý thoải mái “Thi để vui và lấy kiến thức chủ yếu nên khá tự tin” – Ảnh NVCC

Cơ chế hoạt động của mô hình trồng nấm theo công nghệ IoT rất đơn giản, thông tin ban đầu được gửi lên iCloud để lưu và sơ bộ xử lý trước khi dữ liệu được gửi đến điện thoại di động thông minh thông qua kết nối mạng 3G hoặc Wifi. Khi thiết bị điện thoại gửi lệnh điều khiển, lệnh sẽ được gửi lên iCloud để đẩy về cho thiết bị phần cứng thực thi.

Với công nghệ IoT, mô hình của nhóm sẽ khắc phục được các nhược điểm của cách trồng nấm thủ công như tiết kiệm năng lượng, cho năng suất cao hơn, có thể thu hoạch quanh năm, giảm nhân công, tiết kiệm chi phí sản xuất…và có thể áp dụng trong quy mô gia đình hoặc quy mô lớn.

Với khẩu hiệu “chi phí thấp – khả thi cao”, hai đội chơi FUNiX đã sẵn sàng tâm thế cho Vòng 2: Thuyết trình ý tưởng và khả năng ứng dụng công nghệ diễn ra ngày 19-20/5 tới đây.

FPT Edu Hackathon 2018 là cuộc thi lập trình dành cho học sinh, sinh viên 
thuộc 03 miền của Tổ chức giáo dục FPT (FPT Edu), được tổ chức theo mô hình 
Hackathon nổi tiếng của thế giới.

Thách thức của cuộc thi nằm ở việc các thí sinh phải phát triển một sản 
phẩm công nghệ trong thời gian ngắn, cạnh tranh về tốc độ, độ sáng tạo và 
tính hoàn thiện của ứng dụng, nhằm giải bài toán được cuộc thi đặt ra.

Theo thông tin từ BTC, các nhóm có thể lựa chọn bất kỳ công nghệ nào miễn 
là nó giải quyết tốt bài toán đặt ra và thuận lợi nhất cho người dùng, cho 
nhóm khi phát triển. Các ngôn ngữ lập trình sử dụng đa dạng, như: Java, C#.Net,
 PHP, Python…

Lê Trang

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!